Mục lục

    Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng xuất hiện bởi tình trạng viêm miệng, tại vị trí này sẽ gây cảm giác đau, khó chịu cho việc hấp thu thức ăn. Với tình trạng này, người bị nhiệt miệng sẽ không đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn. Biểu hiện thường thấy của chúng là những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, hay dưới lưỡi. Nó còn có tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Thông thường vết nhiệt miệng thường có máu trắng, đôi khi có màu vàng, đường viền xung quanh là màu đỏ, và chúng có dạng hình tròn hoặc oval tùy vào tình trạng và diện tích bị nhiệt

    Nguyên nhân gây nhiệt miệng

    Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

    Có thể liệt kê cụ thể một số lý do bị nhiệt ở miệng như sau:

    – Không may cắn vào má gây nên tổn thương, dần dần phát triển thành vết loét miệng.

    – Ăn những đồ ăn cay nóng, hoặc có nhiều gluten khiến tổn thương vùng miệng.

    – Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng mạnh gây xước chảy máu, sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate.

    – Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm và acid folic.

    – Rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai, căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.

    Các loại nhiệt miệng phổ biến

    • Vết loét đơn giản: Chúng có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần. Bất cứ ai cũng có thể bị loét nhưng chúng thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20.
    • Các vết loét phức tạp: Loại này thường ít gặp hơn và xảy ra phổ biến ở những người trước đây đã từng mắc chúng.

    .Nên làm gì nếu bị nhiệt miệng

    Nhiều người thường thắc mắc không biết bị nhiệt miệng phải làm sao. Đối với các vết loét miệng nhỏ, bạn không cần phải điều trị nhiệt miệng vì nó sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên đối với vết loét lớn, dai dẳng hoặc đau bất thường, bạn cần phải được điều trị y tế.

    Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả gồm:

    • Sử dụng nước súc miệng chứa steroid dexamethasone hoặc capocaine để giảm đau, kháng viêm
    • Dùng thuốc bôi nhiệt miệng (benzocainefluocinonidehydrogen peroxide…) để giảm đau, đồng thời đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét
    • Uống thuốc trị nhiệt miệng theo toa khi vết loét trở nặng
    • Đốt vết loét miệng
    • Bổ sung chất dinh dưỡng (axit folic, vitamin B6, B12 hoặc kẽm…)

    Ngoài ra, nếu nhiệt miệng liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bác sĩ sẽ chữa các tình trạng này trước.

    Một số cách để trị nhiệt miệng tại nhà:

    Dùng nước xúc miệng

    Sử dụng nước súc miệng là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Có nhiều công thức pha chế khác nhau tuy nhiên sử dụng nước muối là cách làm đơn giản nhất mà hiệu quả đem lại rất tuyệt vời. Có thể súc miệng bằng nước muối theo công thức sau:

    – Hòa tan một lượng muối khoảng 5g trong 230ml nước ấm.

    – Súc miệng bằng dung dịch vừa pha chế trong khoảng thời gian 30 giây.

    – Có thể súc miệng nhiều lần trong một ngày, mỗi lần cách nhau vài giờ.

    Sử dụng baking soda

    Baking soda giúp ích trong việc cân bằng độ pH, hỗ trợ rất nhiều trong việc làm lành vết nhiệt ở miệng. Tương tự như pha nước muối, hòa 5g baking soda với 230ml nước, súc miệng mỗi lần khoảng 30 giây, có thể sử dụng nhiều lần trong ngày nếu cần thiết.

    Sử dụng sữa chua

    Nếu bạn bị nhiệt ở miệng do khuẩn H.pylori hoặc viêm ruột thì việc đẩy lùi loại khuẩn này sẽ giúp bạn chữa được bệnh nhiệt ở miệng. Theo những nghiên cứu năm 2007 thì men vi sinh sống như lactobacillus có mặt trong sữa chua sẽ giúp ích cho việc tiêu diệt khuẩn H.pylori. Do đó hãy ăn 245g sữa chua mỗi ngày để vết nhiệt ở miệng mau lành.

    Sử dụng giấm táo

    Trong giấm táo có chứa acid axetic có tác dụng diệt khuẩn, giấm táo đóng vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên đối với các vết nhiệt ở miệng. Pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1/1 và dùng chúng để súc miệng mỗi ngày. Lưu ý bạn cần sử dụng loại giấm táo chất lượng cao để kết quả đạt được tốt nhất.

    Dùng oxy già

    Pha chế một lượng ít dung dịch bao gồm oxy già 3% và nước theo tỷ lệ 1/1. Lấy tăm bông vô trùng thấm trực tiếp dung dịch trên vào vết nhiệt ở miệng. 1 tiếng sau khi thấm không nên ăn uống, thực hiện đều đặn hàng ngày.

    Ngoài ra bạn cũng có thể pha loãng oxy già với nước để sử dụng làm nước súc miệng. Thời gian súc trong khoảng 1 phút, sau đó súc lại bằng nước sạch.

    Ngoài những phương pháp trên thì bạn có thể sử dụng mật ong, trà cúc La mã, nha đam,… Nhưng nếu các phương pháp này điều trị trong thời gian dài mà bệnh không khỏi thì bạn nên tìm đến những phòng khám chuyên khoa để kiểm tra chính xác hơn.

    Những nguyên liệu chữa nhiệt ở miệng đều dễ kiếm và dễ làm, do đó bạn nên tận dụng chúng để giảm bớt sự khó chịu cũng như đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh.